Logo
Tiền điện và sự thật: Ai mới thực sự đang “trấn lột” lòng tin của Nhân dân

    Trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm, khi nhu cầu sử dụng điện tăng vọt, cũng là lúc một số đối tượng cơ hội trên không gian mạng “nắm bắt thời cơ” để dựng chuyện, bóp méo, xuyên tạc sự thật về ngành Điện Việt Nam. Mới đây, trên các trang phản động như: “Chân Trời Mới Media”, “Việt Tân”,… liên tục giở các chiêu bài cũ rích, chế dựng loạt hình ảnh, status để bôi đen Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) như một doanh nghiệp “độc quyền trấn lột người dân”, gán ghép hóa đơn điện như công cụ tước đoạt. Một chiến dịch truyền thông bẩn thỉu, bỉ ổi, không chỉ xúc phạm hàng vạn cán bộ ngành Điện mà còn phơi bày sự thấp hèn trong thủ đoạn tuyên truyền chống phá.
    Lấy hiện tượng hóa đơn tiền điện tăng của một số hộ dân vào mùa hè làm cái cớ, các bài viết trên trang phản động quy chụp một cách vô căn cứ rằng EVN “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, độc quyền vô kiểm soát và có hành vi “lạm thu”. Thử hỏi, ai trong chúng ta không biết tháng 6 - 7 là cao điểm sử dụng điện? Chỉ riêng điều hòa nhiệt độ có thể chiếm từ 40 - 60% lượng điện tiêu thụ trong một hộ gia đình. Theo báo cáo của EVN, tháng 6/2024, sản lượng điện tiêu thụ tại miền Bắc tăng 15,6% so với tháng trước đó, một con số không thể bịa đặt.
    Hệ thống đo đếm điện năng hiện nay đều được quản lý bằng công-tơ điện tử, tích hợp kết nối dữ liệu từ xa và kiểm định định kỳ. Dữ liệu tiêu thụ có thể truy cập minh bạch qua ứng dụng: EVNHCMC CSKH, EVNNPC CSKH... với hơn 15 triệu lượt truy cập/tháng. Ai bảo không minh bạch?
    Cần phải nhấn mạnh, EVN là tập đoàn kinh tế nhà nước, giữ vai trò chủ lực trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, không phải doanh nghiệp tư nhân vì lợi nhuận. Trong suốt nhiều năm qua, dù chịu sức ép đầu vào tăng cao, EVN vẫn giữ giá điện ở mức ổn định từ năm 2019 đến giữa năm 2023, không tăng giá dù giá than, khí, xăng dầu thế giới biến động chóng mặt. Nếu đây là “trấn lột”, thì chắc hẳn EVN là… “kẻ trấn lột ngược”!
    Hơn nữa, Việt Nam đang từng bước mở cửa thị trường điện cạnh tranh theo đúng lộ trình. Từ thị trường phát điện cạnh tranh (2005) đến bán buôn cạnh tranh (2019) và đang tiến đến thị trường bán lẻ cạnh tranh trong thập niên tới, dưới sự điều tiết của Bộ Công Thương và Cục Điều tiết điện lực. Đây là mô hình phổ biến ở nhiều quốc gia chứ không phải sự “độc quyền hoang dại” như cách các tổ chức phản động, “anh hùng bàn phím” rêu rao.
    Có một sự thật đơn giản nhưng bị các “anh hùng bàn phím” cố tình lờ đi. Sản xuất điện là một ngành đòi hỏi đầu tư cực lớn, dài hạn, rủi ro cao và lợi nhuận thấp. Mỗi 1.000MW nhiệt điện than có thể cần đến 1,5 - 2 tỷ USD, điện gió, điện mặt trời cũng không hề rẻ và lại đòi hỏi phụ thuộc vào thời tiết. Ai sẽ là người đầu tư nếu không có một “nhạc trưởng” như EVN đứng ra điều phối hệ thống và bảo đảm vận hành 24/7?
    Thay vì chụp mũ EVN, hãy nhìn lại chính mình, có bao nhiêu người đang lãng phí điện mà không hề hay biết? Có bao nhiêu hộ gia đình bật điều hòa 24/24h, dùng bình nóng lạnh cả ngày, nhưng lại đòi “giá rẻ như nước suối”? Đến khi hóa đơn tăng, không phải là lúc ngồi bấm máy chửi EVN, mà nên soi lại thiết bị tiêu thụ điện trong chính ngôi nhà của mình.
    EVN đã và đang triển khai các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, người dân vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, hải đảo… trong đó có địa phương miền núi khó khăn như Lai Châu bằng các chương trình miễn giảm giá điện, hỗ trợ công tơ, kéo lưới điện đến nơi chưa từng có ánh sáng. Tính đến cuối năm 2024, 99,6% số xã và 98,7% số hộ dân ở vùng đặc biệt khó khăn đã có điện lưới quốc gia .
    Một hệ thống điện đồ sộ như vậy, không thể chỉ đánh giá qua vài hóa đơn điện mùa hè, càng không thể hạ thấp bởi vài hình vẽ chế giễu bẩn thỉu. Những kẻ vẽ tranh châm biếm EVN liệu chúng có từng thức trắng đêm khi đường dây 500kV gặp sự cố, hay ngâm mình trong mưa lũ để khôi phục cấp điện sau bão?
    Khi các đối tượng chống phá liên tục nhắm vào các ngành thiết yếu như điện, nước, y tế… chúng ta cần tỉnh táo nhận diện mục tiêu thật sự của chúng. Không phải vì “người dân bị trấn lột”, mà là để “trấn lột lòng tin” của Nhân dân vào hệ thống chính trị và những ngành then chốt của đất nước.
    Đừng để những chiếc bút bẩn bôi đen cả một ngành nghề đang ngày đêm giữ nguồn sống cho Tổ quốc. Và đừng vì vài hình ảnh chế lố bịch mà tắt đi ánh sáng của lý trí.

    Nguồn: Báo Lai Châu

    Ngày đăng: 11/07/2025

    Bài viết khác

    TẬP HUẤN CÔNG TÁC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CHO CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC

    PC Điện Biên tổ chức Hội thi Thợ giỏi, Cán bộ an toàn - An toàn vệ sinh viên năm 2024

    PC Điện Biên tri ân khách hàng năm 2024 với nhiều hoạt động ý nghĩa

    Đội QLVHTH Nậm Pồ - Điện lực Mường Chà mười năm một chặng đường xây dựng và phát triển

    KIỂM TRA CÔNG TÁC VĂN THƯ LƯU TRỮ VÀ VĂN PHÒNG SỐ TẠI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC CÔNG TY

    Điện lực Tuần Giáo với khí thế ngày khai xuân năm mới

    Điện lực Tủa Chùa thực hiện công tác rửa sứ hotline năm 2024

    Điện lực thành phố Điện Biên Phủ tuyên truyền các thông điệp sử dụng điện an toàn, tiết kiệm

    Điện lực Tủa Chùa lan tỏa yêu thương qua chương trình “Thắp sáng niềm tin”

    PC Điện Biên nhiều giải pháp thực hành tiết kiệm chống lãng phí

    Chi bộ Phân xưởng Phát điện tổ chức sinh hoạt Chuyên đề

    Công ty Điện lực Điện Biên tổ chức giao lưu thể thao mừng Xuân Giáp Thìn 2024

    Điện Biên nỗ lực đưa điện về Bản

    Điện lực Mường Nhé triển khai các hoạt động Tháng Tri ân khách hàng năm 2024

    Đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống mạng IT/OT tại PC Điện Biên và các đơn vị trực thuộc

    PC Điện Biên tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án Hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

    Bộ quy tắc ứng xử văn hóa EVN, mời quý anh chị đồng nghiệp cùng theo dõi những nội dung về quy tắc ứng xử với người lao động.

    Đoàn Thanh niên Công ty Điện lực Điện Biên tham gia hoạt động tình nguyện kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

    PC ĐIỆN BIÊN THAM GIA GIẢI BÓNG CHUYỀN HƠI CNVCLĐ TỈNH ĐIỆN BIÊN LẦN THỨ II - NĂM 2024

    Trung tâm Thí nghiệm Điện Điện Biên thử nghiệm sứ cách điện phục vụ sản xuất kinh doanh